Tiểu sử Võ Nguyên Giáp – Vị Đại tướng huyền thoại của dân tộc

Không chỉ tỏa sáng rực rỡ trong lĩnh vực quân sự, Võ Nguyên Giáp còn là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Ông đã dành biết bao tâm sức cho việc viết hồi ký và lịch sử của đất nước. Vậy nên trong nội dung dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về tiểu sử Võ Nguyên Giáp nhé.

I. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ai?

Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong một gia đình nhà nho. Ông cũng là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Võ Nguyên Giáp từng giữ vị trí chỉ huy chính trong cuộc chiến tranh Đông Dương (từ 1946 đến 1954) và chiến tranh Việt Nam (từ 1960 đến 1975).
Đại tướng cũng tham gia nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950, Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch tết Mậu Thân năm 1968… Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và là lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là giáo viên dạy sử, là nhà báo và giữ một số chức vụ sau: Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bí thư Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó thủ tướng Chính phủ; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước…

II. Sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sau khi nắm được một số thông tin về tiểu sử Võ Nguyên Giáp, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sự nghiệp quân sự của ông dưới đây (nguồn thông tin: chinhphu.vn, wikipedia).
  • Từ năm 1925 đến 1926, Võ Nguyên Giáp tham gia các phong trào học sinh ở Huế.
  • Năm 1927, ông tham gia Đảng Tân Việt cách mạng. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Đông Dương, nay chính là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Năm 1930, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị giặc bắt và kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng trong thanh niên.
  • Năm 1936, Đại tướng hoạt động trong phong trào dân chủ bán hợp của Đảng ở Hà Nội và là biên tập viên các báo của Đảng. Tham gia các phong trào của Đông Dương đại hội và được bầu làm Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc kỳ.
  • Tháng 6 năm 1940, Võ Nguyên Giáp được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương và được sử sang Trung Quốc để gặp Bác Hồ.
Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bác Hồ
  • Đầu năm 1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp về nước và tham gia công tác chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa cách mạng Cao – Bắc – Lạng.
  • Tháng 12 năm 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay).
  • Tháng 4 năm 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp được của vào Uỷ ban Quân sự Bắc kỳ tại Hội nghị quân sự.
  • Tháng 5 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới và thống nhất thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
  • Tháng 6 năm 1945, đồng chí được Nguyễn Ái Quốc giao cho nhiệm vụ thành lập Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng.
  • Tháng 8 năm 1945, Đại tướng được cử vào BCH TW Đảng và Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
  • Tháng 3 năm 1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp là chủ tịch Quân sự, Ủy viên trong Chính phủ Liên hiệp.
  • Đến tháng 10 năm 1946, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ quốc Phòng, đồng thời được chủ tịch Hồ Chính Minh ủy quyền làm Tổng chỉ huy của Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam.
  • Tháng 1 năm 1948, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Tháng 2 năm 1951, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu làm Ủy viên BCH TW Đảng và bầu vào Bộ chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng cộng sản Việt Nam.
  • Từ tháng 9 năm 1944 đến tháng 12 năm 1979, Đại tướng giữ chức vụ Phó thủ tướng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
  • Tháng 9 năm 1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu lại vào BCH TW Đảng và bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
  • Tháng 12 năm 1976, Đại tướng được bầu lại vào BCHTW Đảng và bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
  • Từ tháng ăn năm 1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Phó thủ tướng thường trực.
Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đầu tiên của Quân đội Việt Nam
  • Từ tháng 4 năm 1981 – 12/1986, Đại tướng là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó thủ tướng Chính phủ).
  • Ngày 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần tại bệnh viện Trung ương Quân đội 10; hưởng thọ 103 tuổi.
  • Do những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Dân tộc, Đại tướng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, huân chương Sao vàng và rất nhiều huân chương, danh hiệu cao quý khác.

III. Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam

  • Không được đào tạo qua bất kỳ trường lớp quân sự nào cũng như không trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong hàm Đại tướng năm 1948 khi 37 tuổi. Ông cũng chính là người được phong hàm Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Như danh các tướng khác Việt Nam trong lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ để thắng lại hiện đại.
  • Trong 9 năm trường ký kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại tướng đã có những sáng kiến quan trọng trong việc phát huy sức mạnh quân sự. Năm 1954, Đại tướng được chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tự tin lên kế hoạch và đánh bại thực dân Pháp.
  • Chiến thắng này đã đưa tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên giáp đi vào lịch sử thế giới giống như một danh nhân lĩnh vực quân sự của Việt Nam; là người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị áp bức, nô dịch đã xem Đại tướng là thần tượng để quyết tâm lật đổ thực dân xây dựng nền độc lập riêng cho đất nước mình.
  • Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đề Đông Dương đã được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mắt người Pháp tại Đông Dương cũng như Việt Nam sau 83 năm.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ với các bạn thông tin tiểu sử Võ Nguyên Giáp. Cho dù Đại tướng đã ra đi nhưng những chiến công lịch sử, công lao vĩ đại của ông vẫn còn đọng mãi trong ký ức của người Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về con người, sự nghiệp của vị đại tướng thiên tài.