KOL là gì? Cách để trở thành một KOL chuyên nghiệp
KOL là thuật ngữ được dùng phổ biến trong giới Marketing và không còn quá xa lạ trên các trang mạng xã hội hiện nay. Thế nhưng, vẫn còn những người chưa thực sự hiểu rõ KOL là gì, làm thế nào để trở thành KOL hay KOL có kiếm được nhiều tiền không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng blueberryjubilee.org chúng tôi tìm hiểu công việc của KOL như thế nào nhé.
I. KOL có nghĩa là gì?
KOL là viết tắt của từ tiếng Anh Key Opinion Leader, tạm dịch là Người tư vấn quan điểm chính thức. Hiểu đơn giản thì đây chính là những người có chuyên môn về lĩnh vực nào đó và có sự ảnh hưởng đến đông đảo cộng đồng. Ví dụ như bác sĩ da liễu giới thiệu về một sản phẩm chăm sóc da, sau đó sản phẩm này được khách hàng tin tưởng sử dụng.
Vì thế, KOL có thể là ca sĩ, người mẫu, blogger… có số lượng người theo dõi nhiều, họ thường chia sẻ những thông tin liên quan đến lĩnh vực mà mình đang làm hoặc nghiên cứu. Một số KOL nổi tiếng ở Việt Nam như doanh nhân Linh Thái, bác sĩ Ngô Đức Hùng, Changmakeup…
II. Nguồn gốc của từ KOL từ đâu?
Thuật ngữ KOL xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1944 với ý nghĩa là một trong những nhân tô có tác động đến quan điểm của người tiêu dùng. KOL được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực y học, sau này mới được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực marketing. Với nhiều nhãn hàng, việc sử dụng hình ảnh của các KOL trong việc quảng bá sản phẩm không chỉ đem lại giá trị lợi nhuận mà còn giúp thương hiệu tăng tính nhận diện đến với khách hàng.
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của KOL là gì, nhưng một khi đã nhận quảng bá sản phẩm thì họ cần đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Nội dung quảng cáo cần rõ ràng, đảm bảo việc đưa thông tin đúng với sự thật. Bản thân các KOl nên trải nghiệm trực tiếp để thực sự hiểu rõ sản phẩm đó.
- Phân phối thời gian đăng bài trên các trang mạng xã hội phù hợp.
- KOL và các nhãn hàng phải có những giá trị cốt lõi tương đồng. Điều này có nghĩa là KOL chỉ nên nhận quảng cáo những sản phẩm phù hợp với chuyên môn, lối sống của mình.
III. Các nhóm KOL phổ biến hiện nay
Cũng như những ngành nghề khác, KOL cũng được phân thành nhiều loại. Cụ thể như sau:
1. Nhóm Celeb
Đây là nhóm những người nổi tiếng như nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt, người của công chúng… được cộng đồng yêu thích và ủng hộ. Vì thế, họ có thể là đại sứ cho các thương hiệu, gương mặt đại diện cho các nhãn hàng, thương hiệu lớn. Ví dụ như cầu thủ Lương Xuân Trường là đại sứ cho ngân hàng Shinhan Bank, Blackpink là đại sứ thương hiệu cho Samsung…
2. Nhóm Influencer
Influencer là những người sở hữu lượng theo dõi lớn trên các trang mạng xã hội. Họ không nhất thiết phải có chuyên môn trong lĩnh vực học thuật nào đó. Sức hút của các Influencer có thể đến từ khả năng sáng tạo, khiếu ăn nói. Họ biết cách tận dụng những lợi ích của mạng xã hội để xây dựng thương hiệu cá nhân. Ví dụ như Huyền Chip…
3. Nhóm Mass Seeder
Mass Seeder là những người có sức ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng cụ thể nào đó. Các Mass Seeder thường được sử dụng trong việc chia sẻ các nội dung từ Celeb, Influencer thực hiện trước đó với mục đích là quảng bá thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ.
Như vậy, các Mass Seeder chính là những người có chuyên môn, kiến thức trong một lĩnh vực nào đó. Thông tin mà họ đưa ra được đánh giá là uy tín, đáng tin cậy. Vì thế mà công chúng, khách hàng sẽ dễ dàng bị tác động bởi Mass Seeder.
4. KOC
KOC là viết tắt của từ Key Opinion Consumer, họ là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng đến thị trường. Các KOC sẽ thử dùng sản phẩm và đưa ra những nhận xét trung thực. Mặc dù không có nhiều người theo dõi như Influencer nhưng KOC lại có thể tác động lớn đến quyết định mua hàng của những người theo dõi.
IV. Làm thế nào để trở thành KOL chuyên nghiệp?
Khi bắt đầu với bất kỳ công việc nào, điều bạn cần có là sự kiên trì và KOL cũng vậy. Bạn không thể trở thành người nổi tiếng trong ngày một, ngày hai được mà cần một quá trình. Vì thế, để trở thành một KOL chuyên nghiệp, bạn cần những yếu tố sau:
1. Hiểu rõ điểm mạnh của bản thân
Như đã chia sẻ khi giải thích KOL là gì, đây là những người có sức ảnh hưởng và chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Vì thế, hiểu được thế mạnh của bản thân sẽ là điều kiện cần thiết để phát triển lâu dài.
Ví dụ như bạn yêu thích việc khám phá những vùng đất mới, đi đến nhiều nơi thì có thể chia sẻ với mọi người về những chuyến đi đó. Hoặc bạn là người thích trang điểm, thường xuyên tìm hiểu về những hàng mỹ phẩm thì có thể tạo một kênh Youtube, Tiktok để chia sẻ cách chăm sóc da, làm đẹp…
2. Xác định nhóm khách hàng hướng đến
Cũng giống với làm Marketing, bạn cần phải phân khúc đối tượng khách hàng mà mình hướng đến như phù hợp với độ tuổi nào, có mức thu nhập ra sao… Khi biết được đối tượng khách hàng mục tiêu, các KOL có thể dễ dàng xây dựng được chiến lược để phát triển.
3. Đầu tư
Bạn hãy đầu tư để bản thân trở nên chuyên nghiệp hơn. Nếu bạn là một blogger thì hãy đầu tư tên miền riêng cho blog, thiết kế sao cho thật thu hút, bắt mắt để quảng báo chính bản thân mình không chỉ đến người theo dõi mà còn hướng đến các nhãn hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư các thiết bị, sản phẩm để phục vụ cho công việc, cho ra những video review chất lượng để thu hút người dùng sản phẩm đó.
4. Mở rộng mạng lưới
Mở rộng mạng lưới cũng là cách để mở rộng cơ hội với các KOL, qua đó bạn sẽ được nhiều người biết đến và tin tưởng hơn. Đây cũng là cơ hội để bạn hợp tác với các agency nhiều hơn.
5. Liên tục sáng tạo, đổi mới
Thực tế, các khán giả luôn bị thu hút bởi những điều mới lạ. Vì thế, dù bạn chỉ đang tập trung cho 1 lĩnh vực thì vẫn phải sáng tạo thêm nhiều nội dung đa dạng. Điều này không chỉ giúp thu hút nhiều người quan tâm và còn gây sự hứng thú cho khán giả nữa đây.
Nhìn chung, cho dù làm bất cứ ngành nghề gì thì bạn cũng cần hiểu rõ bản thân muốn gì, có điểm mạnh, điểm yếu gì thì mới thành công được. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được KOL là gì, cũng như những yếu tố để trở thành một KOL chuyên nghiệp, qua đó sẽ có định hướng phù hợp với bản thân mình nhé.