Drama là gì? Ý nghĩa của drama trên mạng xã hội
Nếu bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ drama. Có thể nói, cụm từ này đã trở thành trend trên các mạng và xã hội và đang trở thành ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thực sự hiểu drama là gì? Tại sao thuật ngữ này lại trở nên phổ biến như vậy thì theo dõi ngay bài viết dưới đây của blueberryjubilee.org chúng tôi nhé.
I. Drama có nghĩa là gì?
Drama là từ tiếng Anh có nghĩa là tuồng, kịch… Thường được dùng để chỉ những câu chuyện có diễn biến kịch tính, gay cấn.
Trong điện ảnh, drama là gì? Đó là thể loại tập trung khai thác sâu diễn biến nội tâm của nhân vật trước sự tác động của hoàn cảnh và thường có những tình huống hồi hộp, gay cấn để tạo nên cảm xúc cao trào cho khán giả khi theo dõi. Những nhân vật trong thể loại drama có thể là một người hoặc nhóm người phải đối mặt với biến động của cuộc sống và nảy sinh những mâu thuẫn trong nội tâm. Như vậy, drama chính là sự kết hợp của hai yếu tố bi và hài, khiến cho khán giả bị cuốn hút vào những cung bậc cảm xúc khác nhau, khi thì nhẹ nhàng, khi hài hước, buồn bã, căng thẳng.
Drama có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp cổ đại với ý nghĩa là hành động. Cụ thể, thuật ngữ này lần đầu xuất hiện trong tác phẩm của nhà triết học Aristoteles vào thế kỷ thứ IV TCN. Lúc đó, vị hiền triết này đã giải thích drama chính là kịch, dễ hiểu hơn là một tác phẩm thơ mộng nhưng trong đó vẫn có có tính hành động. Sau này, drama đã được sử dụng một cách rộng rãi với nhiều ý nghĩa khác nhau.
II. Ý nghĩa của drama trên mạng xã hội thế nào
Nếu như bạn đã hiểu được drama là gì thì không quá khó để giải thích được tại sao thuật ngữ này lại được giới trẻ sử dụng phổ biến đến như vậy. Về cơ bản, giới trẻ sử dụng drama trong những tình huống sau trên mạng xã hội:
- Khi nói về một câu chuyện có nhiều tính huống kịch tính, thậm chí là sự phi lý mà tưởng như chỉ có ở trong các bộ phim.
- Khi nói đến phốt, scandal của người nổi tiếng hoặc những người có tầm ảnh hưởng, mọi người sẽ truyền nhau về các drama, nói cách khác là cùng bàn tán về các lùm xùm của họ.
Nhìn chung, trên mạng xã hội từ drama sẽ được dung với các động từ khác như hóng drama, hít drama… Về cơ bản thì nghĩa của cách nói này không khác biệt nhiều, chúng được dùng trong trường hợp thứ 2 khi mọi người hóng các tin tức được khui ra của người nổi tiếng về nhân cách, chuyện tình cảm. Ví dụ như Ngô Diệc Phạm dính phốt lừa tình, Jack dính phốt có con với Thiên An…
III. Một số thuật ngữ liên quan đến drama
Ngày nay thuật ngữ drama đang có xu hướng Việt hóa và được sử dụng như tiếng Việt vay mượn. Vậy nên, trong nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một số thông tin về những từ được sử dụng chung với drama phổ biến hiện nay.
1. Web drama
Web drama là những bộ phim có nội dung tương tự với những bộ phim được phát sóng trên truyền hình. Tuy nhiên, giống với tên gọi thì web drama chỉ được phát hành trên Internet. Về kinh phí đầu tư và thời lượng phát sóng của drama cũng thấp hơn so với phim truyền hình. Lợi nhuận của web drama sẽ đến từ quảng cáo và lượt xem của khán giả.
Những bộ web drama thường hướng đến đối tượng khán giả từ 20 đến 30 tuổi. Các bộ phim được xây dựng theo dạng Series các video có kịch bản hoặc ngẫu hứng.
2. Drama King, drama Queen
Dram King/Queen là cụm từ dùng để chỉ những anh chàng/cô nàng bị hoang tưởng về bản thân. Nguyên nhân dẫn đến tính cách này có thể là do hoàn cảnh sống của họ. Những người này luôn cho mình là trung tâm của vũ trụ, tự biên tự diễn của đời của mình và chìm đắm trong những tình tiết mà họ tạo ra một cách mê muội.
Những người này thường gây sự chú ý bằng các hành động, phát ngôn gây sốc trên mạng xã hội nhằm kéo sự chú ý về phái mình. Tuy nhiên, thực tế các drama king/ queen rất ít bạn bè, có thể cho rằng họ đang sống ảo nhiều hơn là sống thật.
3. Dram trong game
Trong cộng đồng game, drama là gì? Cụm từ này được hiểu là những vụ bóc phốt, các vụ tranh cãi thu hút sự chú ý của nhiều người. Một điều đáng chú ý là hiện nay các vụ drama đang trở thành nguồn sống trong các diễn đàn, nhóm game thủ Việt Nam và rất đông mọi người tham gia chỉ để hít hà.
Rõ ràng, việc drama quá căng thẳng hay chửi nhau nhiệt tình là điều không tốt và sẽ gây ra tình trạng mất hòa khí trong cộng đồng, tuy nhiên nhiều vụ drama chỉ đơn giản là bày tỏ quan điểm chứ không gây hại gì đến cuộc sống thực cũng như chiến game.
4. Truyện drama
Truyền drama hiểu đơn giản là những bộ truyện tranh dài tập được đầu tư vào nội dung và có sự đa dạng trong thể loại nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả ở mọi độ tuổi. Hầu hết mọi người khi nghe đến drama sẽ nghĩ tới bộ môn nghệ thuật thứ 7 và anime. Đây được xem là hai nền công nghiệp lớn có sức ảnh hưởng nhất hiện nay. Gần giống với phim, truyện drama thường xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính và đem đến cho người xem những cảm xúc khác nhau.
Tuy nhiên, theo khía cạnh khác thì drama trong game sẽ khiến cộng đồng game thủ xôm hơn bởi cứ có cãi nhau thì sẽ thêm nhiều người hóng mà càng đông thì lại càng vui. Song cái gì quá cũng không tốt, việc để các drama xuất hiện một cách tràn lan sẽ khiến các game thủ gia tăng xích mích, cãi nhau và tất nhiên lúc này thì chẳng vui chút nào.
5. Drama cẩu huyết
Cẩu huyết là một tiếng lóng được sử dụng trên mạng xã hội nhằm chỉ những điều phi lý nhưng vẫn diễn ra bình thường khiến người khác cảm thấy bực bội, khó chịu. Như vậy, drama cẩu huyết được dùng để nói về những câu chuyện bi kịch lặp đi lặp lại khiến cho người khác cảm thấy vô lý và không muốn theo dõi nữa.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết được drama là gì cũng như những thuật ngữ liên quan đến cụm từ này. Hãy nhớ rằng khi nghe hay hóng bất kỳ một drama thì bạn cũng nên xác thực để tránh gây ra những tổn thương đến người khác. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích nhé.